Nhạy bén làm kinh tế gia đình

Cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, nhất là nhạy bén lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp đã giúp gia đình ông Trần Văn Hon, ở ấp Thạnh Lộc 2, xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ luôn có thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm.

mô hình nuôi ếch
Ông Trần Văn Hon ấp Thạnh Lộc 2, xã Trung An bên mô hình nuôi ếch.

Mấy ngày nay, ông Trần Văn Hon, chăm sóc 2 mùng ếch thịt để chuẩn bị thu hoạch. Điều ông Hon phấn khởi nhất là vào thời điểm này, giá ếch vẫn không sụt giảm và đàn ếch của ông được thương lái đặt cọc với giá 28.000 đồng/kg. Ông Hon chia sẻ: "Thường ếch bán giá cao nhất vào khoảng tháng Giêng, tháng 2 Âm lịch. Thời điểm này của năm ngoái, giá ếch khoảng 20.000 – 22.000 đồng/kg. Năm nay, bán được giá cao tôi rất phấn khởi vì có thêm thu nhập cho gia đình".

Trước đây, vợ chồng ông Trần Văn Hon sống chủ yếu bằng nghề làm thuê làm mướn. Nhưng với sự chăm chỉ, chịu khó, chi tiêu hợp lý, vợ chồng ông dành dụm tiền mua đất canh tác. Đến năm 2012, vợ chồng ông đã có đến 9 công đất trồng lúa. Nhưng, giá lúa thường biến động, lợi nhuận từ cây lúa bấp bênh. Mỗi năm gia đình sản xuất 3 vụ lúa, nhưng lợi nhuận chưa tới 80 triệu đồng. Sau khi tìm hiểu, năm 2013, ông quyết định đào 2.000m2 đất lúa để làm ao nuôi ếch. Do chi phí đầu tư con giống, thức ăn tương đối cao nên mấy vụ đầu ông Hon chỉ nuôi 2 mùng, khoảng 15.000 – 20.000 con ếch thịt. Để giảm giá thành nuôi ếch, từ kinh nghiệm của bạn bè, ông chủ động con giống bằng cách tự nhân giống nên việc nuôi ếch của ông ngày càng hiệu quả. Bình quân mỗi năm, ông Hon nuôi gối đầu từ 7 - 8 đợt, mỗi đợt khoảng 30.000 con trở lên. Bình quân mỗi đợt, ông thu hoạch từ 800kg đến hơn 1 tấn ếch thịt. Tùy vào từng thời điểm, giá ếch thường từ 22.000 – 30.000 đồng/kg. Trừ hết chi phí, mỗi đợt nuôi ếch ông lời khoảng 5 triệu đồng. Ông Hon cho biết thêm: "Nuôi ếch có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi. Mỗi ngày chỉ cần cho ếch ăn 2 lần. Thời gian sinh trưởng của ếch cũng không dài, từ giai đoạn ếch con đến thu hoạch chỉ khoảng 3 tháng. Nhưng ếch rất dễ bị bệnh, người nuôi cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nguồn nước, thường xuyên theo dõi để đảm bảo sức khỏe của ếch…".

Phát huy hiệu quả tối đa diện tích ao nuôi, ông Hon nghiên cứu và lựa chọn thả nuôi thêm 300 con cá tra và 5kg cá trê lai. "Cá nuôi trong vuông nuôi ếch khỏe lắm. Cá nuôi khỏi cho ăn vì tận dụng lượng thức ăn thừa và phân ếch thải ra. Một năm, tôi bán cá một lần "bỏ túi" thêm khoảng 20 triệu đồng" – ông Hon cho biết. Để lấy ngắn nuôi dài, với 1.000m2 đất bờ ao, ông chia ra 500m2 trồng 50 gốc ổi, diện tích còn lại ông trồng rau màu, như: bầu, mướp, đậu que, ớt, cà… Ông Hon nói: "Ổi thì cho trái quanh năm, cứ 3 ngày hái một đợt, mỗi đợt khoảng 30kg, giá trung bình khoảng 7.000 đồng/kg. Còn rau màu thì bán hằng ngày, giúp gia đình tôi có thêm chi phí sinh hoạt hằng ngày, có thêm chi phí mua thức ăn để nuôi ếch".

Báo Cần Thơ, 19/10/2015
Đăng ngày 21/10/2015
Phương Thức

Lợn cợn trong đáy ao bạt

Tưởng chừng ở các ao nuôi lót bạt đáy ao thường sẽ rất ít các chất thải lợn cợn, tuy nhiên trên thực tế vì một số nguyên nhân dẫn đến các chất lợn cợn này sẽ hiện hữu trong đáy ao. Chúng không chỉ mang đến nhiều tác hại cho môi nước nước mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm nuôi.

Ao nuôi tôm
• 08:00 28/05/2024

Làm sao để kích thích tính thèm ăn ở tôm

Kể từ khi bắt đầu một vụ nuôi, việc tìm ra cách kích thích tôm ăn nhiều hơn không chỉ là một thách thức mà còn là chìa khóa quan trọng để đạt được năng suất cao trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tôm thẻ
• 09:14 26/05/2024

Ưu và nhược điểm các loại nước nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nghề đã dần phổ biến cho người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực sẽ có chất lượng nước ao nuôi khác nhau. Mặc dù loại nước nào cũng có thể nuôi tôm nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, nhưng để làm rõ hơn về ưu và nhược điểm từng loại qua bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:44 24/05/2024

Ngăn chặn sự xâm nhập của các loài chim cò vào ao tôm

Phòng trừ dịch bệnh với rất nhiều biện pháp chặt chẽ cho ao nuôi nhưng đây thực sự mới chính là nỗi lo lắng nhất của các hộ nuôi. Đó chính là sự xâm nhập của các loài chim, cò trắng vào ao nuôi tôm. Vậy tại sao chúng lại đáng sợ như vậy, cùng Tép Bạc tìm hiểu rõ nguyên nhân sau đây nhé!

Chim
• 09:33 23/05/2024

Vai trò của công nghệ lạnh đông thủy sản trong xuất khẩu

Xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào GDP và mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

Cá đông lạnh
• 00:21 28/05/2024

Những ứng dụng của astaxanthin: Sinh sản

Astaxanthin (AX), một sắc tố ketocarotenoid màu đỏ cam có hoạt tính chống oxy hóa vượt trội, đã được chứng minh là có khả năng hấp thụ gốc oxy cao nhất so với các carotenoid khác (Nakagawa và cs., 2011; Merhan 2017). Ngoài ra, các chất bổ sung chức năng từ các nguồn tự nhiên có thể được coi là tác nhân an toàn để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm và ngăn ngừa tác nhân gây căng thẳng môi trường ở cá nuôi, động vật giáp xác và sau đó là con người (Fletcher 1997; Gatlin và cs., 2007; Nakano và cs., 2018).

Astaxanthin
• 00:21 28/05/2024

Giải pháp kỹ thuật ứng phó trong điều kiện thời tiết bất thường

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật. Kết quả Quan trắc vùng nuôi tiềm ẩn mầm bệnh, kết hợp với các yếu tố bất lợi của môi trường do thời tiết nắng nóng thì khả năng bùng phát dịch bệnh là rất cao.

Ao nuôi tôm có mái che
• 00:21 28/05/2024

Xử lý nuôi tôm ao đất nước bị đục

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc xử lý nước ao đục là một vấn đề quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của các loài sinh vật nuôi. Nước ao đục không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng của tôm mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề về sức kháng bệnh, gây tổn thương cho môi trường sống và làm giảm hiệu quả sản xuất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về các phương pháp hiệu quả nhất để xử lý nước ao nuôi khi gặp tình trạng đục.

Ao nuôi bị đục nước
• 00:21 28/05/2024

Bộ NN&PTNT phê duyệt 11 dự án khuyến ngư

Ngày 8/5/2024, Bộ NN&PTNT có Quyết định số 1298/QĐ-BNN-KN phê duyệt danh mục dự án khuyến nông Trung ương, trong đó có 11 dự án khuyến ngư thực hiện từ năm 2025 -2027.

Mô hình nuôi tôm thẻ
• 00:21 28/05/2024
Some text some message..